Thăng Tiến

Mô tả công việc chỉ huy trưởng công trình hiện nay có gì nổi bật?

Mô tả công việc chỉ huy trưởng công trình là gì? Chỉ huy trưởng công trình hay còn được biết với cái tên là quản lý xây dựng, người sẽ đóng vai trò chính để chịu toàn bộ trách nhiệm giám sát công trình và thực hiện những dự án xây dựng phức tạp hay có quy mô lớn. 

Họ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất lượng công trình sau thi công. Với những ai đang có ý định theo đuổi và phát triển công việc này tương lai, chắc hẳn bạn phải tìm hiểu nhiều hơn về những mô tả công việc chỉ huy trưởng công trình là gì? Hy vọng bài viết này có thể giải đáp phần nào những thắc mắc của bạn về công việc thú vị này. 

Chỉ huy trưởng công trình là gì? 

Chỉ huy trưởng công trình hay còn được biết với tên gọi khác là quản lý xây dựng. Họ chính là người chịu trách nhiệm cho việc giám sát những công trình và thực hiện những dự án xây dựng diễn ra theo đúng những mục đích ban đầu. Chỉ huy trưởng công trình còn là người vô cùng quan trọng, vì những quyết định của họ sẽ tạo ra những ảnh hưởng rất lớn đến với chất lượng công trình khi hoàn thiện. 

Đây là một trong những công việc đòi hỏi nhiều thử thách và có những yêu cầu vô cùng khắt khe đối với những ai muốn đồng hành và phát triển lâu dài với công việc này. Hơn ai hết, người đảm nhận vai trò là chỉ huy trưởng công trình phải chịu trách nhiệm giám sát toàn bộ dự án và đảm bảo chúng sẽ được hoàn thiện đúng thời hạn và đúng với ngân sách. 

Họ cũng sẽ là người đảm nhận việc giám sát các hoạt động gần như toàn bộ dự án, bao gồm việc phụ trách nhân viên cấp dưới, chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị cho toàn bộ công việc xây dựng trước khi bắt đầu. Với những dự án lớn, chỉ huy trưởng công trình phải đảm nhận luôn việc báo cáo tiến độ công trình quản lý. Đại diện nhà đầu tư trao đổi với nhân viên công trình, cũng như khắc phục những sự cố phát sinh trong công trình xây dựng. 

Mô tả công việc của chỉ huy trưởng công trình

Chỉ huy trưởng công trình xây dựng thường phụ trách những vấn đề chủ yếu như sau: 

Giám sát dự án: Họ phải đảm bảo rằng các yêu cầu và những thông số kỹ thuật công trình luôn được đáp ứng đầy đủ, việc xem xét tiến độ và thực hiện liên lạc thuận tiện hóa mọi phương thức khảo sát và theo dõi chi phí tối ưu nhất. 

Liên lạc với những đơn vị xây dựng công trình: Chỉ huy trưởng sẽ chịu trách nhiệm liên lạc khách hàng và chuyên gia xây dựng khác, hoặc chính quyền sở tại ở địa phương để giúp công việc diễn ra thuận lợi hơn. 

Những công việc khác bao gồm như điều phối và giám sát công nhân xây dựng, lựa chọn công cụ và vật liệu, kiểm tra độ an toàn và đảm bảo tính hoàn thiện của những công trình xây dựng.

Việc quan trọng nhất của một chỉ huy trưởng công trình chính là phải kiểm tra độ an toàn, chuẩn bị báo cáo và lên phương án thiết kế, bản vẽ cũng như duy trò quy trình kiểm soát chất lượng công trình đều đặn. Chỉ huy trưởng công trình cần phải tìm cách ngăn chặn các vấn đề rủi ro trong quá trình làm việc và giúp nhà đầu tư đàm phán, xây dựng những hợp đồng xây dựng. 

Để trở thành chỉ huy trưởng công trình cần có những yếu tố nào?

Chỉ huy trưởng công trình là người đảm nhận rất nhiều vai trò quan trọng trong một dự án xây dựng. Chính vì vậy, để hoàn thành tốt công việc này, đòi hỏi người được giao nhiệm vụ trở thành chỉ huy trưởng phải đáp ứng những yếu tố chuyên môn và kỹ thuật nhất định như sau: 

Ứng viên cần có bằng cấp liên quan đến xây dựng, ví dụ như kỹ sư, quản lý xây dựng, quản lý dự án và kỹ thuật xây dựng dân dụng. Dĩ nhiên, nếu ứng viên có trình độ cao hơn, như có bằng thạc sĩ trở lên sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. 

Bên cạnh đó, kinh nghiệm làm việc thực tế cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng để giúp ứng viên nhanh chóng ứng tuyển thành công vị trí công việc này. Kinh nghiệm làm việc càng nhiều, đó sẽ là một lợi thế giúp bạn tạo nên điểm sáng trong hồ sơ xin việc giúp nhà tuyển dụng chú ý hơn. 

Ngoài ra, ứng viên cũng cần phải có những kỹ năng nhất định như kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp tốt, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng đưa ra những quyết định mang tính thúc đẩy, tạo động lực. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản nhất vẫn là kỹ năng tốt và thành thạo những phương pháp cũng như quy định trong lĩnh vực xây dựng. 

Một số những ngành nghề liên quan đến công việc chỉ huy trưởng công trình, có thể kể đến như là kiến trúc sư, quản lý kiến trúc và kỹ thuật, kỹ sư xây dựng,… Đây đều là những công việc mang đến nguồn thu nhập cao và có khả năng thăng tiến nhất định trong tương lai.

Hy vọng thông qua kiến thức mà chúng tôi chia sẻ đến bạn trong bài viết này về những mô tả công việc chỉ huy trưởng công trình. Đã giúp bạn có thêm những cơ sở vững vàng lựa chọn trong tương lai. Chúc bạn sẽ sớm gặt hái được những thành tựu như bạn mong muốn.