Data analyst là gì? Kinh nghiệm và kỹ năng cần có của một Data analyst chuyên nghiệp?
Data analyst là gì? Trong thế giới nhiều luồng thông tin như hiện nay, việc chắc lọc dữ liệu và phân tích chúng hỗ trợ cho vấn đề kinh doanh là điều rất quan trọng để đánh bại đối thủ. Đây là một trong những công việc mấu chốt quyết định nguồn thông tin khách hàng để doanh nghiệp phát triển lâu dài trong nền kinh tế mang tính đào thải cao.
Vậy cụ thể hơn công việc Data analyst là gì? Mục đích của công việc này sẽ mang đến những giá trị như thế nào cho doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện tại? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn góc nhìn đầy đủ hơn về vị trí Data analyst tại Việt Nam đầy đủ nhất.
Khái niệm Data analyst là gì?
Data analyst được hiểu với nghĩa tiếng Việt là Chuyên viên phân tích dữ liệu hoặc người thu thập dữ liệu. Họ sẽ chịu trách nhiệm phân tích, thu thập và xử lý thông tin để đưa ra những báo cáo hoặc đánh giá tình hình về một vấn đề nào đó cho doanh nghiệp.
Hiện nay, vị trí nhân viên Data Analyst ngày càng đóng một vai trò quan trọng hơn trong các công ty và doanh nghiệp lớn hầu hết mọi lĩnh vực hiện nay. Chính sự phát triển của Internet đã đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều những cơ hội tìm kiếm khách hàng và thị trường tiêu dùng và cả những đối thủ cạnh tranh của mình.
Đây vừa là lợi thế cũng vừa là một thử thách không hề nhỏ đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, họ cần phải chắc lọc thông tin và đưa ra những định hướng phù hợp hơn với tình trạng thực tế, đối tượng khách hàng tiềm năng mà đối thủ hướng đến. Vì vậy, việc tuyển dụng những nhân viên Data analyst có nhiều kinh nghiệm, ứng biến linh hoạt trong thị trường IT chính là yếu tố được nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh hiện nay.
Phân tích những ưu điểm và khó khăn của công việc Data Analyst hiện nay?
Thuận lợi của Data Analyst là gì?
Mức lương khởi điểm của ngành Data Analyst khá là cao, so với mặt bằng chung công việc hiện nay. Môi trường làm việc của ngành Data analyst nhìn chung khá hiện đại so với những công việc văn phòng khác. Nếu làm việc chăm chỉ và có khả năng sáng tạo cao thì khả năng thăng tiến trong công việc cũng rất rộng mở. Để làm tốt công việc này, ngoài kiến thức chuyên môn ra, bạn cần phải có thêm kỹ năng lập trình, sự sáng tạo và visualize càng tốt thì càng tạo ra nhiều lợi thế hơn.
Khó khăn của Data Analyst là gì?
Tuy vậy, Data Analyst cũng có nhiều thử thách và khó khăn nhất định nếu như bạn không nắm rõ vấn đề mà doanh nghiệp cần hiện tại là gì? Việc phát triển nghề nghiệp có tốt hay không, còn phụ thuộc vào kỹ năng của mỗi người. Nếu muốn kỹ năng làm việc tốt hơn thì cần phải luyện tập thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, cần phải có óc sáng tạo và khả năng xử lý vấn đề tốt.
Đây là công việc đòi hỏi tư duy logic cao, cho nên cần phải nắm được trọn vẹn gốc rễ vấn đề. Nếu để mắc phải lỗi dữ liệu nào sẽ gây ra những hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, để lọc được lượng dữ liệu thô chất lượng thì cần phải có thời gian nhất định. Đồng thời cũng đòi hỏi nhân viên Data analyst có đầy đủ tư duy và kinh nghiệm xử lý vấn đề nhạy bén hơn trước sự biến đổi không ngừng của luồng thông tin hiện nay.
Điểm khác nhau giữa nhân viên Data Scientist và nhân viên Data Analyst là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai vị trí là Data Analyst và Data Scientist. Tuy cùng làm việc với dữ liệu nhưng đây là hai công việc hoàn toàn khác nhau.
Công việc Data Analyst là chuyên viên phân tích dữ liệu nên ít phải suy nghĩ về mặt chiến lược hơn. Họ sẽ đảm nhận những nhiệm vụ liên quan đến các vấn đề đã được xác định trước. Sau đó, tiến hành thu thập thông tin và chắc lọc dữ liệu thô để phân tích và đưa ra những cách giải quyết phù hợp.
Còn công việc Data Scientist, họ chính xác là những nhà nghiên cứu dữ liệu có nhiệm vụ phân tích và tìm hiểu những vấn đề trong doanh nghiệp để trao đổi trực tiếp với ban lãnh đạo. Sau đó tìm ra những hướng nghiên cứu và triển khai những công việc có liên quan.
Mô tả công việc chính của một Data Analyst hiện nay?
Thu thập dữ liệu trên nền tảng thông tin mạng, đưa ra những dữ liệu cần thiết cho từng dự án một cách chính xác nhất.
Xử lý và phân tích dữ liệu: Nguồn dữ liệu thô phải cần thu thập, chắc lọc và loại bỏ để đưa ra nguồn dữ liệu chuẩn nhất. Sau đó sử dụng những công cụ chuyên dùng phân tích như SPSS, SQL, STATA đưa ra những kết quả thống kê cho từng dạng câu hỏi.
Trình bày báo cáo: Bước này cần Data analyst sử dụng tư duy và kỹ năng liên quan đến visualize để chuyển đổi những con số sang dạng biểu đồ và những hình ảnh mang tính trực quan hơn để giúp báo cáo dữ liệu được thể hiện chi tiết nhất tư vấn cho từng phòng ban doanh nghiệp. Điều này giúp họ nhanh chóng đưa ra được những định hướng chính xác hơn trong quá trình làm việc.
Lập trình chuyên nghiệp: Đối với một nhân viên Data analyst mà nói, thì điều bắt buộc cần ở họ chính là khả năng lập trình tốt. Trong đó, họ phải nắm được những kỹ năng cơ bản nhất phục vụ công việc như SQL, Python và Oracle.
Hiện nay cơ hội nghề nghiệp liên quan đến công việc Data Analyst khá cao. Đây không chỉ là công việc có nhiều mức lương triển vọng mà nó còn là công việc có thể phát triển lâu dài trong nền kinh tế chú trọng sự phát triển thông tin kỹ thuật số. Để trở thành một Data Analyst chuyên nghiệp, cần có rất nhiều kỹ năng và niềm đam mê về con số, toán học và lập trình mới có thể đồng hành lâu dài với công việc đầy tính áp lực này.
Hy vọng, sau khi đọc qua bài viết này, chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc Data Analyst là gì? Từ đó, phần nào định hướng và dẫn dắt bạn chọn đúng ngành nghề công việc phù hợp năng lực của mình.