Thăng Tiến

Công việc kiểm soát nội bộ là như thế nào?

Công việc kiểm soát nội bộ là gì chắc hẳn là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Bởi không mấy người hiểu được trọn vẹn và đầy đủ ý nghĩa của công việc này. Nếu bạn đang có chung câu hỏi này thì tìm hiểu ngay tại đây nhé!

Khái niệm công việc kiểm soát nội bộ là gì?

Kiểm soát nội bộ là một công việc quan trọng trong vận hành và phát triển của một doanh nghiệp. Họ chịu trách nhiệm theo dõi, kiểm soát và đánh giá các hoạt động kế toán, kiểm toán, kể cả quản trị kinh doanh… nhằm đảm bảo mục tiêu và chiến lược mà công ty đề ra. Kiểm soát viên nội bộ cũng là người theo dõi, kiểm tra và đo lường các hoạt động, đánh giá hiệu quả và báo cáo về các hoạt động đó.

Đồng thời, kiểm soát nội bộ cũng là người lên kế hoạch và chiến lược khắc phục nhanh chóng cho những sai sót, sự cố của doanh nghiệp.

Một cách tổng quan, kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát những hoạt động có liên quan đến kế toán và tài chính của công ty.

Những nội dung công việc kiểm soát nội bộ mà bạn cần biết

Tuỳ vào từng công ty mà công việc của một kiểm soát viên nội bộ sẽ không giống nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, họ thường thực hiện những việc như sau:

  • Người kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm xem xét tất cả các quy trình, chính sách nội bộ, kết hợp với thực hiện các khuyến nghị để đảm bảo rằng phải giảm thiểu được các rủi ro không đáng có cho công ty.
  • Là người đưa ra những ý kiến tư vấn, chiến lược và các giải pháp đào tạo lao động, nâng cao năng lực và trách nhiệm của từng cá nhân trong bộ máy công ty.
  • Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ cần thiết và thực hiện việc kiểm soát nội bộ trong các hoạt động kiểm toán, kế toán.
  • Công việc của kiểm soát viên nội bộ là phải đánh giá được các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành của công ty, để từ đó lên kế hoạch với các biện pháp dự trù khắc phục hiệu quả.
  • Đề xuất những giải pháp và định hướng đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
  • Đánh giá những vấn đề bảo mật thông tin nội bộ và dự trù những rủi ro nếu có.
  • Thực hiện các chính sách để kiểm soát tài chính kế toán theo những quy định của công ty cũng như theo quy định của nhà nước.
  • Thực hiện các báo cáo theo định kỳ về các hoạt động và số liệu để kiểm soát tài chính doanh nghiệp.
  • Đối với những trường hợp vi phạm nội quy công ty, thì kiểm soát viên nội bộ cũng là người lập biên bản và đề nghị các hình thức xử phạt
  • Là người chịu trách nhiệm trước những thông tin đã kiểm soát và thực hiện các chỉ đạo của cấp trên.

Những yêu cầu cần thiết của công việc kiểm soát nội bộ

Kiểm soát viên nội bộ là một nghề phù hợp với những bạn có kiến thức về kế toán, đồng thời có khả năng kiểm soát tài chính, chứng khoán, tín dụng… Đây là một công việc hấp dẫn, có điều kiện phát triển, chế độ đãi ngộ và mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên, chúng không hề đơn giản một chút nào, bạn không chỉ cần trang bị đủ cho mình những kiến thức lý thuyết vững chắc mà còn cần có kinh nghiệm thực tế và các kỹ năng chuyên môn đặc biệt. Cụ thể:

  • Nắm vững những kiến thức chuyên môn, bạn phải tốt nghiệp tối thiểu đại học chuyên ngành kiểm toán, kế toán hoặc tương đương hoặc cao hơn. Ngoài ra, còn cần có những chứng chỉ MBA, CFA, ACCA…
  • Kỹ năng kiểm soát: đây là kỹ năng quan trọng nhất trong quá trình làm việc. Kiểm soát tốt sẽ là kỹ năng giúp bạn làm việc tốt, đảm bảo các thông tin không có sự sai sót và bị rò rỉ.
  • Kỹ năng cẩn trọng và đạo đức nghề nghiệp: đối với kiểm soát viên nội bộ, sự cẩn thận là rất quan trọng, vì nó đòi hỏi độ chính xác gần như tuyệt đối. Còn đạo đức nghề nghiệp có thể giúp họ thực hiện tốt công việc một cách nguyên tắc. Kết hợp 2 yếu tố này bạn sẽ là người rất có tiềm năng cho công việc kiểm soát nội bộ.

Ngoài ra, cũng còn tùy vào từng công ty mà những yêu cầu này có thể có mức độ quan trọng khác nhau. Nếu bạn thật sự đam mê với công việc này, hãy rèn luyện cho mình những kỹ năng này nhé!

Công việc kiểm soát nội bộ là một công việc hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là nhiều bạn trẻ. Hi vọng qua bài viết này, bạn đã nắm rõ được công việc của một kiểm soát viên nội bộ và những yêu cầu cần có.