Thăng Tiến

Mô hình PDCA là gì? Bật mí cách quản lý theo mô hình PDCA

Mô hình PDCA là công cụ đắc lực giúp ích rất nhiều cho việc quản lý ở các doanh nghiệp. Mặc dù vậy vẫn còn rất nhiều người băn khoăn mô hình PDCA là gì và vai trò trong doanh nghiệp. Để hiểu hơn về mô hình này cũng như cách vận dụng hiệu quả thì các bạn hãy xem qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Mô hình PDCA là gì?

PDCA là một mô hình chuyên dùng để quản lý, được các công ty, doanh nghiệp sử dụng rất phổ biến. Đó là nhờ vào khả năng xử lý hiệu quả, đảm bảo thực hiện các mục tiêu và không ngừng cải tiến. Mô hình này được áp dụng rất hiệu quả cho những công ty đang vận hành theo hệ thống chất lượng quản lý ISO 9001.

Vậy bạn có biết PDCA tên viết tắt của từ gì không? Cụm từ này được ghép lại từ những chữ cái đầu của lần lượt Plan – Do – Check – Act.

Như vậy, bạn có thể hiểu mô hình PDCA là một sự lặp đi lặp lại cho đến khi hoàn thành mục đích ban đầu. Đây là một vòng luân phiên khép kín, được lặp lại từ việc lên kế hoạch, tiến hành thực hiện, phân tích đánh giá, đưa ra sự thay đổi phù hợp và hành động vì mục tiêu cuối cùng.

Đã biết được PDCA là gì? Vậy cụ thể tiến trình công việc sẽ như thế nào? Thực tế, mỗi chữ cái trong cụm từ PDCA đã nói lên được quy trình công việc cần thực hiện. Cụ thể đó là:

  • Plan – Lập kế hoạch: Lên kế hoạch chi tiết, thiết lập mục tiêu, đặt deadline, ghi chép, phân tích, đánh giá công việc của từng thành viên.
  • Do – Thực hiện: Tiến hành triển khai công việc, tuân thủ lịch trình, cập nhật tiến độ, ghi nhận các vấn đề phát sinh.
  • Check – Đánh giá: Kiểm tra kết quả, phát hiện các vấn đề phát sinh, tìm nguyên nhân và xác định hướng giải quyết.
  • Act – Hành động: Sửa đổi kế hoạch để hạn chế các vấn đề phát sinh, tiếp tục thực hiện cho đến khi đạt được mục tiêu đề ra.

PDCA có vai trò gì trong quản lý của doanh nghiệp?

Một doanh nghiệp, khi quyết định ứng dụng mô hình PDCA vào công tác quản lý sẽ mang lại hiệu quả như thế nào và lợi ích ra sao? Chúng ta cùng khám phá những vai trò to lớn mà mô hình này mang lại nhé!

  • PDCA là công cụ có thể giúp cho các tiến trình được thay đổi và cải tiến liên tục nhằm nâng cao chất lượng công việc và hướng đến mục tiêu đã đề ra.
  • Mô hình này cũng giúp cho doanh nghiệp kiểm soát được một cách an toàn và hiệu quả các khâu sản xuất, hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Là công cụ giúp đổi mới liên tục các bước trong việc quản lý của doanh nghiệp, giúp đạt hiệu quả tối ưu hơn.
  • Khi doanh nghiệp đang áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng như ISO 9001, ISO 22000… sẽ được xử lý tốt nhất.
  • Một ưu điểm lớn của mô hình PDCA đó là giúp nâng cao năng suất làm việc của nhân viên, người lao động trong công ty.
  • Góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh để phát triển của các thành viên trong tổ chức.
  • PDCA là mô hình giúp tạo ra hiệu lực cao đối với các hoạt động quản lý và kiểm soát quy trình của dự án.

Cách để mô hình PDCA được vận dụng vào quản lý hiệu quả tốt hơn

Mặc dù mang lại rất nhiều vai trò lớn cho doanh nghiệp, nhưng không phải ai cũng biết cách vận dụng tốt mô hình PDCA để có hiệu quả cao nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu những cách vận dụng mô hình này tốt nhất để quản lý doanh nghiệp được hiệu quả hơn nhé!

  • Cần phải cân nhắc, xem xét từng thành viên phù hợp với công việc theo từng giai đoạn.
  • Tiếp thu, tạo sự thoải mái để mỗi cá nhân đều có thể đưa ra những ý kiến, ý tưởng mới nhằm khám phá ra những giải pháp tối ưu, có hướng đi nhanh nhất để đạt được mục tiêu.
  • Phân chia thời gian để hoàn thành các khâu công việc một cách hợp lý.
  • Đưa ra mục tiêu và lên kế hoạch một cách chi tiết, rõ ràng. Đồng thời xác định được thời điểm cần đưa ra những đánh giá nhằm có biện pháp xử lý những phát sinh kịp thời.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đã biết được mô hình PDCA là gì. Bài viết là những kiến thức đã được tổng hợp và đúc kết, có thể giúp bạn vận dụng vào quy trình quản lý một cách hiệu quả. Chúc bạn sẽ thành công khi sử dụng mô hình PDCA này nhé!